HT Viên Minh giảng về sự tồn tại của pháp, căn cơ trình độ, niết-bàn, thấy pháp rồi mới tu, đạo & phi đạo, hoá giải ảo tưởng, tương giao & quan hệ, đặt sai hướng và ngộ nhận vào ngày 9 tháng 8, 2019, tại Ni Viện Viên Không.
Nguồn: YouTube NVVK
1. Vì sao người nữ xuất gia thì pháp tồn tại 500 năm thay vì 1000 năm?
– Điều này rất khó nói hay không ai xác định được mà phải hỏi đức Phật. Có nhiều đoạn được thêm vào kinh điển Phật giáo mà Thầy thấy qua trực giác. Kinh Kālāma ghi là đừng nghe nói đức Phật nói rồi vội tin… mà hãy đối chiếu với cái thật. Những đoạn thêm vào để đưa đạo Phật theo hướng Bà-La-Môn. Trong bối cảnh thời xưa & thời nay tại Ấn Độ & Miến Điện, người nữ bị xem gần như là nô lệ. Phật nói Bát Kỉnh Pháp là để ứng phó với các quan niệm tại Ấn Độ thời đó nhằm dịu đi sự phản đối. Trong Phật-Pháp-Tăng thì Pháp là chân lý muôn đời, không phải là giáo pháp mà nó có lẽ không tồn tại mãi do biến chuyển & tư tưởng thay đổi. Người truyền bá Phật pháp phải nắm vững cốt lõi Phật pháp, căn cứ cái thực, trở về nương tựa mình & thấy ra sự thật.
2. Giảng sư chưa chứng ngộ & giảng pháp mà người nghe chứng ngộ, thì điều này có xảy ra không?
– Có thể xảy ra trong thời đức Phật hay thời nay. Kinh nói, có vị giác ngộ trong khi thuyết pháp. Có vị chưa giác ngộ & thuyết pháp đúng lời Phật nói nên người nghe giác ngộ. Có khi đọc sách mà nó nói sai, nhờ chỗ sai đó mà thấy ra cái đúng là do căn cơ trình độ & mức độ sẵn sàng đón nhận sự thật của người đọc. Ta thường nói căn cơ trình độ là do vị đó từng gặp Phật, nghe Phật giảng hay tu tập nhiều đời, nhưng không phải vậy, mà do vị đó trải nghiệm điều đó nhưng chưa thấy ra & bây giờ đọc sách hay nghe giảng thì thấy ra.
3. Niết-bàn
– Ai cũng đang ở trong niết-bàn, mê thì không thấy niết-bàn, ngộ thì thấy niết-bàn. Vấn đề không phải là ở trong hay ngoài niết-bàn mà là thấy hay không thấy niết-bàn. Ngài Krishnamurti nói chân lý rốt ráo là mảnh đất không có đường vào vì mình đang ở trong đó. Mình thấy toàn ảo tưởng, ví dụ, nằm trên giường là niết-bàn, nằm mơ là sinh tử, và dầu nằm mơ thì vẫn nằm trên giường. Chấm dứt sinh tử là tỉnh mộng & thấy nằm trên giường. Khi nào xả ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh… thì mọi thứ đều là niết-bàn.
4. Thấy pháp rồi mới tu & kiến tánh khởi tu
– Thấy pháp hay kiến tánh là thấy ra cái thực đang diễn biến thế nào khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần. Thấy ra tham-sân-si đưa đến phiền não khổ đau ra sao, thấy tiến trình tạo dựng ảo tưởng bản ngã đằng sau chúng, và khi hoàn toàn an tịnh tức là thấy pháp hay kiến tánh. Vô minh là không thấy “cái đang là” như “nó đang là.”
5. Đạo & Phi Đạo
– Chỉ thấy cái này như nó đang là, tức là Đạo, nhưng nói cái này đẹp, xấu… là Phi Đạo. Thấy tất cả sự vật như chân, như thật là Đạo; còn tưởng là, cho là, muốn phải là, mong sẽ là thì đó là Phi Đạo.
6. Hoá giải ảo tưởng
– Phải trải nghiệm & chiêm nghiệm cái thực thì mới có tri kiến thanh tịnh, nghĩa là luôn soi sáng thực tại, thì ảo tưởng về thực tại mới được hoá giải. Khi đối diện tất cả sự thật mà chính yếu là với chính mình, thì phát hiện ra ảo tưởng về đúng sai được hình thành ra sao. Tục đế là cái đúng dựa trên qui ước của con người. Khi sinh ra thì ta bị những qui định đó bao trùm mà đạo Thiên Chúa gọi là tội tổ tông. Đã thấy cái thực, thì còn tin cái gì nữa & dẫn chứng kinh để làm gì. Thấy rõ đâu là tục đế & chân đế, đâu là sự thật như nó là & cái mình tưởng là… thì lúc đó mới phản ảnh trung thực mọi sự vật.
7. Tương giao & quan hệ
– 2 cha con biểu diễn xiệc. Phật hỏi cha & con, muốn biểu diễn tốt thì làm sao? Cha đáp, con phải để ý đến sự thăng bằng của con trai. Con đáp, con chỉ lo sự thăng bằng của con. Phật nói, người con nói đúng. Không lo thăng bằng của mình mà lo thăng bằng của người thì ngay đó mình mất thăng bằng. Không trọn vẹn biết mình nên mới thấy người khác đúng sai, tốt xấu, đồng ý hay không đồng ý với mình. Nếu trọn vẹn với mình, thì khi khởi tâm quan hệ là biết liền. Mỗi người có các xấu ác mà đó chỉ là hiện tướng do duyên khởi. Không bao giờ 2 vị Phật bằng nhau trên hiện tướng mà chỉ hoàn toàn bình đẳng trên pháp tánh.
8. Đặt sai hướng
– Cái thực là khi sát sinh thì mình thấy nỗi đau khổ của con vật bị giết, thấy thân tâm mình ra sao. Khi thấy ra tất cả cái đó là giác ngộ. Quan trọng không phải là những sai lầm mà qua đó mình thấy ra điều gì. Nếu sát sinh thật nhiều như ngài Aṅgulimāla mà giác ngộ thì đâu có sao. Tội là do nhận thức & hành vi sai lầm làm khổ mình & người. Do nhận thức & hành vi đúng tốt mà có hành động vô ngã vị tha thì đó là phước. Không lấy phước tội mà lấy giác ngộ giải thoát làm chính. Cũng là tội phước đó, nếu đặt đúng hướng đưa đến giác ngộ, còn đặt sai hướng đưa đến khổ đau.
9. Làm sao biết mình ngộ nhận?
– Cách duy nhất là soi sáng lại mình để thấy thôi. Đừng kết luận, dù nó là gì thì cũng qua, quan trọng là thấy ra. Chỉ trải nghiệm, thấy nó như nó đang là, đừng hình thành quan niệm. Đúng sai là cái thấy tại chỗ đúng với thời-vị-tính của nó, sai đâu sửa đó, không sửa sai theo lý tưởng nào cả.
Nguồn: https://vesovietlott.com
Xem thêm bài viết khác: https://vesovietlott.com/huong-dan
Xem thêm Bài Viết:
- Nằm mơ thấy lượm tiền có may mắn không? Đánh đề con số gì sẽ dễ trúng nhất?
- [Giải mã] Khi mơ người chết sống lại đánh con gì dễ trúng nhất?
- Chính xác phải đeo nhẫn con cóc quay ra hay quay vô để chiêu tài?
- Bật mí ý nghĩa nằm mơ thấy cãi nhau với chồng, nên đánh đề số mấy?
- Bật mí: Rắn bò vào nhà có sao không? Xử lý như thế nào an toàn?
Sadhu Sadhu Sadhu! Con Đảnh Lễ Sư Ông
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT,NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.CON XIN THÀNH TÂM CUNG KÍNH ĐÃNH LỄ SƯ ÔNG.!
sadhu ! sadhu ! lành thay con xin thành kính đảnh lễ Thầy
Tục đế ,đệ nhất nghĩa đế, chân đế, kiến giả đế,